Lê Đức Hoàng

Tạo dựng sự tôn trọng cho Nhà lãnh đạo

Stephen Covey đã nói “khi người lãnh đạo thực thụ lên tiếng, thì tất cả mọi người sẽ chú ý lắng nghe”.

Table of Contents

1

Tầm quan trọng của Sự tôn trọng

Có bao giờ bạn rơi vào trường hợp mà nhân sự trong tổ chức, đội nhóm của bạn bằng mặt nhưng không bằng lòng hay chưa? Thậm chí nhiều người không bằng mặt và cũng chẳng bằng lòng luôn. 

Và tất nhiên trong trường hợp đó thì những gì bạn nói chả có tí cân nặng nào cả. Nếu bạn không tin thì hãy nhìn vào kết quả sau mỗi lần bạn phát ngôn xem cấp dưới đã phản ứng như thế nào?

Việc có được sự tôn trọng của những người đi theo lãnh đạo cũng như vậy, nó đo lường sự hiệu quả trong sự lãnh đạo của bạn. Khi bạn gia tăng được sự tôn trọng thì những chiến lược của bạn cũng trở nên vô cùng dễ dàng thực hiện.

Hitler là một nhà lãnh đạo, khoan hãy bàn đến chuyện đạo đức, ông ta đã có rất nhiều người đi theo và những người đó đều tôn trọng Hitler.

Gandhi là một nhà lãnh đạo cũng tương tự như vậy, ông ta có rất nhiều người đi theo và những người đó đều rất tôn trọng ông.

Mẹ Teresa là một nhà lãnh đạo, bà có rất nhiều người đi theo và những người đó đều rất tôn trọng bà.

Nếu như bạn nói rằng mình là một nhà lãnh đạo mà nhìn lại chẳng có ai đi theo thì chẳng qua bạn chỉ là một kẻ độc hành mà thôi.

Đây là thứ cơ bản và bất biến. Hãy nhìn vào thực tế số lượng người và mức độ họ đi theo bạn, để biết điểm số lãnh đạo của bạn đang ở đâu?

2

02 bài học về Sự tôn trọng

Bài học 1: Giá trị cao nhất của lãnh đạo là đạt được sự tôn trọng

Tôn trọng thì có nhiều cấp độ, bạn có thể tôn trong ai đó bằng cách ra mặt – tức là bạn có thể có những biểu hiện của sự tôn trọng rất trực tiếp – nhà lãnh đạo có thể nhìn thấy và cảm nhận ngay trước mắt.

Nhưng mức độ mạnh mẽ nhất của sự tôn trọng là sự âm thầm lặng lẽ – đó là những gì người khác nói về bạn khi bạn không có mặt ở đó.

Là nhà lãnh đạo nếu bạn chỉ có được sự tôn trọng kiểu hình thức trong công việc thì bạn sẽ không nhận được hiệu quả trong công việc cao và họ buộc làm theo bạn cho có và cố chịu đựng vì cơm áo gạo tiền.

Còn nếu bạn có được sự chân thành từ họ thì bạn sẽ có được sự tình nguyên cống hiến, sự hy sinh đồng lòng và đồng cam cộng khổ, cùng chung chí hướng ở những người đi theo bạn.

Hãy lắng nghe cảm xúc và nhìn vào nét mặt họ tương tác mỗi ngày, để xem là nếu họ không xuất hiện nụ cười, nếu họ không hào hứng, nếu ánh mắt của họ không ánh lên sự tự hào, và nếu như họ chả có nỗ lực gì vì những lý tưởng mà bạn đang dẫn dắt, thì tất cả những thứ mà bạn nhận được là sự tôn trọng theo kiểu hình thức mà thôi.

Vậy chúng ta có được sự tôn trọng của mọi người bằng cách nào?

Hầu hết mọi người cho rằng chỉ với một chức vụ thì sự tôn trọng tự nhiên đến, nhưng tiếc là điều này lại hoàn toàn sai lầm, sự thật là họ tôn trọng người có chức vụ hay là họ sợ người có chức vụ ạ? 

Thực tế là họ sợ chức vụ người mặc chiếc áo lòe loẹt đó sẽ tước đi công việc và lương thưởng của họ mà thôi. Một khi bạn cởi chiếc áo đó đi trươc 8h sáng và sau 5h chiều thì có lẽ là bạn chả là gì trong mắt nhiều người. Tôi cũng vậy, ai cũng thế. 

Nên nếu chúng ta nghĩ rằng là sự tôn trọng sẽ tự động có được khi có chức vu thì hãy suy nghĩ lại. Các thành viên ở trong nhóm của bạn không tôn trọng danh hiệu đó đâu.

Và khi nói về level trong lãnh đạo thì có 05 cấp độ, chi tiết của 05 cập độ lãnh đạo này thì tôi sẽ chia sẻ ở những bài viết sau. 

Trong bài viết này chúng ta nhớ rằng đạt được sự tôn trọng là đạt sự cao nhất của lãnh đạo, và nó là hành trình cũng là đích đến của lãnh đạo. Nghĩa là sự tôn trọng không tự nhiên mà có, bạn phải nỗ lực xây dựng phẩm chất, tính cách trong thời gian dài thông qua: lời nói, hành động, kết quả,…

Bài học thứ 2: Tính cách chỉ có thể được xây dựng qua những tích lũy nhỏ nhặt mỗi ngày. Nhân cách hay tính cách không được mua bằng tiền và quan trọng hơn hết nó không phải là do bẩm sinh.

Cố thủ tướng anh Wilson thường nói, tính cách sẽ thể hiện trong những khoảnh khắc tuyệt vời nhưng nó được làm ở những điều rất nhỏ nhặt, không phải những thứ to tát mà mọi người hay nghĩ. Bình thường thì bạn chẳng để ý gì những phẩm chất này cả, nhưng vào những lúc khó khăn thì những phẩm chất này sẽ thực sự phát huy tác dụng của nó.

Ví dụ, khi tổ chức đối mặt với khủng hoảng thì tầm nhìn của lãnh đạo sẽ lên tiếng, khi mọi người mất niềm tin và rời đi thì sự kiên định của lãnh đạo sẽ lên tiếng, khi mọi người đều bối rối và sợ hãi thì sự can đảm của lãnh đạo sẽ lên tiếng.

Mọi người đều nhìn vào một người lãnh đạo giỏi và ước rằng họ có được lòng can đảm, tầm nhìn và sự quyết đoán giống như ông ta. Nhưng các phẩm chất này vốn được hình thành từ tất cả các tình huống giống như nước nhỏ giọt, ban đầu thì nó mong manh giống như 1 sợi tơ nhện, nhưng qua thời gian nó bện chặt thành một sợi dây thừng.

Mọi bài học về lãnh đạo đều xoay quanh tính cách. Cái giá duy nhất để bạn mua được những phẩm chất này đó chính là sự tích lũy giống như kiến tha lâu đầy tổ. 

Vì vậy, hãy suy xét lời nói và hành động của bạn rằng chúng có xứng đáng để người khác tôn trọng không, hãy suy xét thêm về danh tiếng hiện tại của bạn, rằng nó có xứng đáng để được tôn trọng không.

Chìa khóa để đạt được sự tôn trọng không phải là lời nói và hành động mà đó là những lời nói vững chắc và hành động nhất quán dựa trên tính toàn vẹn, dựa trên sự thật và dựa trên đạo đức.

Và biểu hiện cao nhất của sự tôn trọng, giống như Stephen Covey đã nói “khi người lãnh đạo thực thụ lên tiếng, thì tất cả mọi người sẽ chú ý lắng nghe”.

Lê Đức Hoàng

Nếu bạn thấy những gì Hoàng chia sẻ là có giá trị và muốn tiếp sức Hoàng để tiếp tục sản xuất nhiều nội dung hữu ích hơn trong tương lai, thì có thể mời Hoàng ly cafe nhé ^^!

Share
LinkedIn
Pinterest
Twitter
Stay Connected:

Bình luận