Lê Đức Hoàng

Nhận diện 02 sự thật về thái độ

Nếu tâm trạng của bạn bị chua chát, những lời nói của bạn bị khó nghe thì bạn có thể mong đợi được gì từ thái độ của những người bạn làm việc cùng?

Table of Contents

Chúng ta vẫn hay nói “thái độ hơn trình độ”, vậy nếu thái độ tuyệt vời là những gì bạn muốn có được từ người của bạn, thì thái độ của bản thân bạn cũng chính là điểm mà bạn cần phải xuất phát đầu tiên.

Bài viết này nhằm giúp bạn hiểu và nhận diện 02 sự thật về thái độ.

1

Thái độ chiếm đến 85% thành công của bạn

Như đã đề cập với bạn ở bài viết trước, khi nhắc đến quy luật nông trại, rằng năng lực thực sự của các cá nhân được cấu thành bởi 02 nhóm: năng lực tri thức (khả năng chịu trách nhiệm) và năng lực cảm xúc (thái độ chịu trách nhiệm), thì ở đây chúng ta đang nói về năng lực cảm xúc đó.

Cả Brian TracyJohn Maxwell đã từng chia sẻ rằng, thành công thì chỉ phụ thuộc vào 15% từ kỹ năng của bạn và đến 85% là nhân cách của bạn, trong đó thái độ được tích lũy sẽ hình thành nên nhân cách.

Nghĩa là thái độ mới chính là thứ kỹ năng cần trui rèn, chứ không đơn thuần là một công tắc nhận thức có khả năng thay đổi dễ dàng được.

Thái độ của nhà lãnh đạo thì có ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ của những người trong đội nhóm. Nếu tâm trạng của bạn bị chua chát, những lời nói của bạn bị khó nghe thì bạn có thể mong đợi được gì từ thái độ của những người bạn làm việc cùng?

Đừng coi thường việc phát triển thái độ. Nếu ngày nào mà bạn vẫn chưa coi trọng việc phát triển thái độ của mình thì bạn sẽ tiếp tục lòng vòng đi tìm câu trả lời cho những điều bên trên mà chẳng bao giờ tìm thấy chúng.

Mọi thứ thì đều bắt đầu từ chính bạn, xin nhấn mạnh 1 lần nữa lời của Maxwell đó là “nhà lãnh đạo chính là nắp chặn của tổ chức”.

Vậy làm thế nào để bạn có thể biết được rằng là thái độ của mình có đang đúng hay không? Hãy trả lời một vài câu hỏi gợi ý sau:

  • Đó là khi bạn thức dậy vào buổi sáng thì bạn cảm thấy như thế nào?
  • Khi bạn đến nơi làm việc bạn cảm thấy như thế nào? 
  • Khi bạn chào hỏi các thành viên trong nhóm của mình thì cách nói của bạn như thế nào? 
  • Khi bạn tiến hành một cuộc họp thì phong cách truyền cảm hứng và thuyết trình của bạn là gì? Mọi người bị ảnh hưởng bởi cảm xúc, âm điệu, giọng nói của bạn như thế nào? 
  • Làm thế nào để cảm xúc và biểu hiện của bạn ảnh hưởng đến thái độ của nhóm?
  • Thái độ của bạn ảnh hưởng như thế nào đến phản ứng của họ đối với bạn và những người khác ở bên ngoài?
  • Và cuối cùng thái độ và tâm trạng, cũng như âm giọng của bạn sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất chung của họ như thế nào? 

 

2

Ai cũng có điểm mù về thái độ

Một công trình nghiên cứu nổi tiếng của Marshall Goldsmith, một Megaguru về Business Coaching đã từng cố vấn và huấn luyện trực tiếp cho khoảng 100 Top Leader trong Top Fortune 100

Trong quá trình cố vấn của mình, ông tìm ra rằng nắp chặn của gần như 100% các CEO của top 100 này, thì đều xoay quanh những điểm mù về thái độ. 

Họ có thừa kỹ năng, sự nhạy bén thị trường, tài thao lược kinh doanh, nhưng doanh nghiệp của họ vẫn chen chúc, nhấp nhô ở trong Top Fortune 100 thay vì top 10 hay 20 vì thái độ.

Rất hiếm người có thể thuyết phục được họ thay đổi nhận thức ngoài những cây đại thụ như GoldSmith. Ông đồng thời đã chia sẻ điều này trong tựa sách bestseller của mình tên là “thành công hôm nay, chưa chắc thành đạt ngày mai”, bạn có thể đọc nhanh tóm tắt tại đây.

Về lý thuyết điểm mù gồm có 4 góc phần tư:

1. Góc bản năng

Những điều mù mà cả mình và mọi người điều biết – cái này thì thường thuộc về bản tính cố hữu, nó giống như việc cai nghiện ma túy vậy, thường rất khó thay đổi. Tuy nhiên vì con người là không hoàn hảo, nên có thể 1 số ít trong phạm vi này vẫn có thể chấp nhận được nếu nó không quá ảnh hưởng đến người khác

2. Góc thầm kín

Những điểm mù mình biết nhưng mọi người không biết – thì chỉ có thể là những giá trị và triết lý sống của bạn đủ mạnh thì mới có thể thay đổi được nó.

3. Góc cố vấn

Là những điểm mù mà người khác biết nhưng bản thân mình không biết và ai cũng hiểu, chỉ một người không hiểu. Góc này cần những người chuyên gia và những người đi trước, đôi khi cũng có thể là chính gia đình, đội ngũ, những người hay tương tác với bạn nắm rõ, và có thể chỉ ra giúp bạn nếu bạn đủ dũng cảm đối diện và chấp nhận sự thật.

4. Góc học tập

Là những điểm mù mà không ai biết, cả bạn lẫn họ – phải cần tiếp tục nỗ lực phát triển bản thân để tìm ra.

Góc cố vấn và góc học tập là 2 góc mà bạn phải khiêm tốn và khao khát tìm ra để hoàn thiện bản thân. Đặc biệt là góc cố vấn, đó là trọng tâm của chìa khóa này muốn tập trung vào.

Và thật may mắn là Goldsmith cũng tổng hợp 20 thói quen điểm mù thái độ phổ biến nhất đã tạo nên những nắp chặn và rào cản của những nhà lãnh đạo đó là:

  1. Háo thắng
  2. Can thiệp quá nhiều
  3. Hay đánh giá
  4. Phê bình không có tính xây dựng
  5. Nói không, nhưng mà, tuy nhiên
  6. Cho cả thế giới biết bạn thông minh đến dường nào
  7. Nổi nóng
  8. Tiêu cực hay là để tôi giải thích, vì sao thế này không phù hợp
  9. Che giấu thông tin
  10. không biết công nhận
  11. Tranh công
  12. Hay bào chữa
  13. Bám víu vào quá khứ
  14. Thiên vị
  15. Từ chối xin lỗi
  16. Không biết lắng nghe
  17. Không biết nói cám ơn
  18. Phạt người báo tin xấu
  19. Đỗ lỗi
  20. Cái tôi thái quá

Hãy đọc qua và ghi lại điều gì vừa lóe chạm vào bản thân, hãy nhắc nhớ bằng cách riêng của mình hoặc xa hơn bạn có thể tìm đọc cuốn “thành công hôm nay chưa chắc thành đạt ngày mai” của Marshall Goldsmith.

Cả những nghiên cứu của Marshall Goldsmith và chính kinh nghiệm của bản thân bạn lâu nay thì cũng đã cho thấy là rắc rồi lớn nhất lãnh đạo gặp phải không phải là chuyên môn mà đó chính là thái độ, thói quen không tốt trong việc tương tác với người khác.

Hầu hết các công ty đều gặp phải rắc rối lớn từ chuyện thái độ. Khi hỏi về những yếu tố thành công nhất của mỗi nhân viên là gì thì hầu hết mọi người đều trả lời đó chính là thái độ.

Nếu bạn không đào tạo cho người của bạn về thái độ, thì họ sẽ không bao giờ đạt được mức độ tinh thần mà bạn đang kỳ vọng, cho dù tài năng của họ có đến đâu đi nữa thì cũng vướng phải thái độ ngôi sao nào đó.

Và chìa khóa để hành động đó là, trước khi bạn thực hiện chương trình tiếp theo cho công ty mình, thì hãy bổ sung thêm các yếu tố cần thiết của thái độ vào trong đó.

Hãy luôn nhớ rằng đừng để chết vì cái thái độ, hãy nhớ thành công hay thất bại của bạn đều phụ thuộc vào thái độ mà bạn đang tích lũy mỗi ngày thông qua những điều nhỏ nhặt nhất.

Hy vọng những chia sẻ này đã và đang ít nhiều có những tác động lên những thái độ của bạn và giúp bạn nhận diện được tầm quan trọng của thái độ.

 

Lê Đức Hoàng

Nếu bạn thấy những gì Hoàng chia sẻ là có giá trị và muốn tiếp sức Hoàng để tiếp tục sản xuất nhiều nội dung hữu ích hơn trong tương lai, thì có thể mời Hoàng ly cafe nhé ^^!

Share
LinkedIn
Pinterest
Twitter
Stay Connected:

Bình luận